NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Chuyên mục
Hoạt động của UBND
Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể, do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày, thường từ 6 đến 13 ngày. Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện, triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa; tuy nhiên, hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa Khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 06 biện pháp phòng bệnh sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
|
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương
- QUẬN 7 PHÁT ĐỘNG ĐỢT THI ĐUA CAO ĐIỂM THỰC HIỆN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO NGƯỜI DÂN (11/08/2022)
- NHÂN DÂN QUẬN 7 TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG, THAM GIA CÁC PHONG TRÀO, CHIẾN DỊCH PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT (09/08/2022)
- LIỀU NHẮC LẠI LẦN 2 VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CẦN CHO AI? (04/08/2022)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (04/08/2022)
- TỔNG KẾT 20 NĂM TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 78 CỦA CHÍNH PHỦ (03/08/2022)
- QUẬN 7 HỌP MẶT KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (03/08)
- NHIỀU HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA NHÂN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2022) (03/08)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ (03/08)
- QUẬN 7 TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 20 NĂM TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/NĐ-CP NGÀY 04/10/2002 CỦA CHÍNH PHỦ (01/08)
- PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO 130 ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ VÀ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI QUẬN 7 (19/07)